Di tích lịch sử - văn hóa Du lịch Tây Ninh

Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia

Núi Bà Đen

Cáp treo núi Bà Đen.
Bài chi tiết: Núi Bà Đen

Núi Bà Đen là một ngọn núi nằm trong quần thể di tích văn hóa lịch sử núi Bà Đen, đồng thời cũng là ngọn núi cao nhất khu vực Nam Bộ, còn được gọi với cái tên "Đệ nhất thiên sơn", là biểu tượng cho mảnh đất và con người Tây Ninh (Đệ nhị thiên sơn là núi Gia Lào).[4]

Ngày 18 tháng 1 năm 2020, UBND tỉnh Tây Ninh và Tập đoàn Sungroup đã chính thức đưa vào vận hành hệ thống cáp treo mới hiện đại tại Khu du lịch Quốc gia Núi Bà Đen, sau 1,5 năm thi công xây dựng. Công trình đầu tiên được khai trương nằm trong quần thể khu du lịch Sun World Bà Đen.[5]

Đình Hiệp Ninh

Bài chi tiết: Đình Hiệp Ninh

Đình Hiệp Ninh là một công trình kiến trúc cổ được xây dựng cách nay trên 100 năm với nhiều công trình nghệ thuật điêu khắc tinh xảo. Vào ngày 12 tháng 10 năm 1990, nơi này đã được Bộ Văn hóa và Thông tin ban hành quyết định số 1330/QĐ–BT xếp Đình Hiệp Ninh vào di tích lịch sử cấp quốc gia.[6][7] Hiện nay, Đình tọa lạc tại khu phố 4, phường 2, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.[6]

Đình Thái Bình

Bài chi tiết: Đình Thái Bình

Đình Thái Bình là một công trình thờ Thành hoàng Võ Văn Oai, tọa lạc tại khu phố 4, phường 1, thành phố Tây Ninh. Đình được Bộ Văn hóa và Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số 3211/QĐ-BT ngày 12 tháng 12 năm 1994. Đình Thái Bình còn lưu giữ sắc phong thần do vua Khải Định ban phong ngày 18 ngày 3 năm 1917 (Khải Định, nhị niên, tam nguyệt, Thập bát nhật).[8]

Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh

Cơ sở Tỉnh ủy Tây Ninh

Trong giai đoạn cách mạng từ năm 1954 đến 1960, cơ sở chỉ đạo bí mật của Tỉnh ủy Tây Ninh đặt tại nhà ông Nguyễn Văn Đạt nay là khu phố 4, phường II, thành phố Tây Ninh. Đến ngày 27 tháng 9 năm 1999, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh đã ký quyết định số 139/QĐ-CT công nhận đây là di tích lịch sử cấp tỉnh.[9]

Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo

Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo hiện nay nằm ở khu phố 3, phường 3, thành phố Tây Ninh được công nhận theo quyết định số 267/QĐ-CT ngày 27 tháng 12 năm 2001 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh.[10]

Khu chứng tích cầu Quan

Cầu Quan, Tây Ninh về đêm.

Khu chứng tích cầu Quan gồm có cầu Quan, nhà lồng chợ (cũ) và một tượng đài với 5 nhân vật màu đồng, trong đó chính giữa là hình tượng bà mẹ cao 330 cm đang bồng con bị giặc giết trên tay. Ngoài ra, còn có hai mảng phù điêu với mảng chủ đề "mẹ khóc con, vợ khóc chồng, con khóc cha" và "đấu tranh chính trị, binh vận và võ trang".[11]

Miếu Quan thánh Đế Quân

Miếu Quan thánh Đế Quân hay Miếu Quan Đế do người Hoa được xây dựng tại khu phố 4, phường 2, thành phố Tây Ninh, người Việt thường gọi là chùa Ông. Quan công là một nhân vật trong thời Tam quốc (Ngô - Thuỵ - Thục) ở Trung Quốc, và được xem như là người "Vạn cổ nhất nhân" tượng trưng cho Đức – Trí – Dũng và được người Hoa tôn sùng lập Miếu thờ nhiều nơi.[12]

Chùa Khmer Khedol

Chùa Khmer Khedol được xây dựng tại ấp Khedol, xã Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh, nằm trên tỉnh lộ 4. Khe-Đon là một địa danh nằm phía Bắc núi Bà Đen. Từ lâu tại đây đã có nhiều người Khmer sinh sống.[13]

Khác

Căn cứ Trung ương Cục miền Nam

Căn cứ Trung ương Cục miền Nam hay còn được biết đến với những cái tên khác như R (mật danh của Trung ương Cục miền Nam); Căn cứ Chàng Riệc (gọi tên theo khu rừng đặt căn cứ); Căn cứ Phạm Hùng (người giữ chức vị Bí thư Trung ương Cục trong thời gian dài); Căn cứ địa Bắc Tây Ninh. Nơi này từng là căn cứ quan trọng của Việt Minh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.[14]

Khu di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam gồm ba phân khu: Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Căn cứ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Căn cứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.[14]

Tháp Bình Thạnh

Bài chi tiết: Tháp Bình Thạnh

Tháp Bình Thạnh là một tháp cổ nằm ở ấp Bình Phú, xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.[15][16][17] Đây là một trong số các kiến trúc tháp thuộc nền văn hóa Óc Eo còn sót lại tại Nam Bộ Việt Nam.[18]

Tháp Chót Mạt

Bài chi tiết: Tháp Chót Mạt

Tháp Chót Mạt là một tháp cổ tại ấp Xóm Mới, xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.[19][20] Đây là một trong số các kiến trúc tháp thuộc nền văn hóa Óc Eo còn sót lại tại Nam Bộ Việt Nam.[21]

Di tích chiến thắng Tua Hai

Di tích chiến thắng Tua Hai là một khu di tích nằm tại ấp Tua Hai, xã Đồng Khởi, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, nằm về hướng Bắc cách thành phố Tây Ninh khoảng 7 km.[22][23] Những những năm 1960, nơi đây được xem là bắt đầu cho phong trào Đồng KhởiTây Ninh và của cả Đông Nam Bộ.[24] Đến ngày 23 tháng 7 năm 1993, Di tích chiến thắng Tua Hai đã được Bộ Văn hóa - Thể thao (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử văn hóa theo Quyết định số 937/QĐ-BT.[22] Ngày 26 tháng 1 hàng năm được xem là ngày kỷ niệm Chiến thắng Tua Hai.[25][26]

Căn cứ Dương Minh Châu

Căn cứ Dương Minh Châu hay còn gọi là căn cứ Trà Vọng sau năm 1949 đổi tên theo Dương Minh Châu (Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh Tây Ninh), ngay nay là khu VH-LS Dương Minh Châu thuộc ấp Phước Tân, xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Du lịch Tây Ninh http://cambodia-tourism.org/plan-your-trip/cambodi... http://dsvh.gov.vn/di-tich-lich-su-can-cu-trung-uo... http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-... https://tayninh.agency/lich-su-cau-quan-tay-ninh/ https://ditichlichsuvanhoa.com/dttc/DINH-HIEP-NINH... https://vansudia.net/gioi-thieu-khai-quat-thanh-ph... https://vnexpress.net/trang-dem-tim-20-sinh-vien-l... https://ngoisao.vnexpress.net/muoi-tom-tay-ninh-da... https://web.archive.org/web/20210824175706/https:/... https://web.archive.org/web/20210824181517/https:/...